Mục lục
- 1 Giá trị dinh dưỡng của mực
- 2 Tác dụng của mực tươi cho sức khỏe
- 2.1 Răng và xương chắc khỏe
- 2.2 Cung cấp protein
- 2.3 Tăng cường hệ miễn dịch
- 2.4 Ngăn ngừa viêm khớp
- 2.5 Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp
- 2.6 Hỗ trợ hình thành hồng cầu
- 2.7 Ổn định lượng đường trong máu
- 2.8 Cắt cơn đau nửa đầu
- 2.9 Bổ huyết tăng sữa
- 2.10 Giảm huyết áp
- 2.11 Chống ợ chua
- 2.12 Chữa bệnh mờ mắt, chảy nước mắt sống
- 3 Một số món ăn được chế biến từ mực như:
Giá trị dinh dưỡng của mực
Mực là một loài động vật thân mềm, sống chủ yếu ngoài biển khơi. Là loại hải sản với giá trị dinh dưỡng cao, mực là một thực phẩm chứa rất nhiều protein và các nguồn khoáng chất thiết yếu như Riboflavin, Vitamin B12, phốt pho, đồng và Selen. Nó cũng là một nguồn tốt của Niacin và kẽm, mực còn được đánh giá cao do chứa ít chất béo bão hòa và ít natri nhưng bên cạnh đó mực tươi chứa nhiều cholesterol.
Tác dụng của mực tươi cho sức khỏe
Răng và xương chắc khỏe
Như ai cũng biết thì trong thành phần dinh dưỡng của mực có chứa Canxi và Photpho cho nên giúp cho hệ xương và răng của chúng ta thêm chắc khỏe, bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
Cung cấp protein
Những ai đang có những rắc rối về da, tóc, móng tay chân… thì có thể bổ sung thêm mực vì trong mực có chứa thành phần protein. Như vậy hàm lượng protein trong mực giúp cho chị em sở hữu một bề ngoài hoàn hảo.
Tăng cường hệ miễn dịch
Những người có hệ miễn dịch kém thì có thể bổ sung mực vào thực đơn của mình để tăng cường hệ miễn dịch.
Ngăn ngừa viêm khớp
Mực tươi cung cấp 63% selenium, bởi vì selenium có tác dụng chống oxy hóa và giúp giảm các triệu chứng đau xương khớp.
Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp
Magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn dây thần kinh và cơ bắp.
Hỗ trợ hình thành hồng cầu
Những trường hợp bị thiếu hồng cầu thì nên bổ sung thêm mực vào thực đơn của mình. Vì cứ 100 gam mực sẽ cung cấp thêm 90% đồng, chất đồng là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ và trao đổi chất, giúp hình thành nên hồng cầu. Vì vậy những Quý vị nào thiếu hồng cầu thì đừng quên ăn vài con mực tươi mỗi tuần nhé!
Ổn định lượng đường trong máu
Trong thành phần của mực có chứa Vitamin B3, chất này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu.
Cắt cơn đau nửa đầu
Nếu như Quý vị đang khó chịu với cơn đau nửa đầu thì hãy bổ sung mực tươi, vì mực có chứa hàm lượng Vitamin B2. Theo như điều tra thì loại Vitamin này có tác dụng khống chế cơn đau nửa đầu.
Bổ huyết tăng sữa
Nấu canh giò heo với mực khô hoặc mực tươi có tác dụng kích sữa cho thai phụ.
Giảm huyết áp
Nếu như ăn một vài con mực sau đó ăn một quả chuối hoặc bơ sẽ có tác dụng giảm huyết áp. Nếu như thường xuyên ăn món này sẽ giúp cho huyết áp của Quý vị ổn định hơn.
Chống ợ chua
Nước canh mực có tác dụng chống ợ chua hiệu quả.
Chữa bệnh mờ mắt, chảy nước mắt sống
Ngoài tác dụng của mực tươi thì mực khô cũng có tác dụng tương tự, nấu canh mực khô rồi húp lấy nước, vì mực khô rất khó tiêu hóa.
Một số món ăn được chế biến từ mực như:
Mực xào chua ngọt
Mực nướng chao
Mực nhồi thịt
Mực xào sa tế
Mực om nước dừa
Xem thêm cách nấu các món ngon từ mực tại đây
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ mực, chỉ cần chúng ta đầu tư một ít thời gian cho nó chắc chắn Quý vị sẽ có ngay một món ngon hấp dẫn.
Như vậy chúng ta đã có những thông tin về lợi ích khi ăn mực, món mực đem lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe. Vậy tại sao lại không nhanh chóng bổ sung mực vào món ăn hàng tuần.
Hãy cùng theo dõi NgonMiengNhat.Com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích có giá trị về ẩm thực Việt Nam! Chúc Quý vị luôn thành công và dồi dào sức khỏe!